Máy tính xách tay nói riêng hay các sản phẩm công nghệ thông tin nói chung có một trong số các chức năng như: wifi 2.4 Ghz hay 5 GHz, chức năng vô tuyến RFID, chức năng 3G/4G/5G, chức năng kết nối viễn thông…thì đều cần phải làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, thủ tục chứng nhận hợp quy khi nhập khẩu. Sau đây, V-Mart Logistics sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về thủ tục nhập khẩu máy tính xách tay nói riêng và các sản phẩm công nghệ thông tin có những chức năng nêu trên. Khi cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
1 Chính sách nhập khẩu
Liên quan đến chính sách nhập khẩu của mặt hàng này có các văn bản tham chiếu như sau:
- Thông tư số 04/2023/TT-BTTTT ngày 31/05/2023
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
- Nghị định số 43/2017 NĐ-CP ngày 14/04/2017
- Mã Hs code và thuế nhập khẩu.
Mã hs code (theo danh mục HS code tại thời điểm tháng 03/2024):
Việc xác định đúng hs code rất quan trọng bởi sẽ ảnh hưởng đến việc tính mức thuế nhập khẩu cần đóng và toàn bộ hồ sơ chứng từ nhập khẩu. Mã hs code của xách tay loại dưới 10 kg là 84713020.
Thuế nhập khẩu (theo biểu thuế tại thời điểm tháng 03/2024):
Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%
Thuế giá trị gia tăng: 10%
Thuế nhập khẩu ưu đãi theo các hiệp định song phương, đa phương có kèm theo chứng nhận xuất xứ như form E, form D, AI, AK…sẽ được cập nhật theo từng trường hợp cụ thể.
- Bộ hồ sơ nhập khẩu máy tính xách tay.
Căn cứ vào Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bộ hồ sơ nhập khẩu gồm có:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng thương mại (contract)
- Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước của Cục Viễn Thông.
- Các giấy tờ khác ( Nếu có)
- Quy trình nhập khẩu
Quy trình nhập khẩu được diễn ra theo các bước sau:
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước
Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ giấy đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước tại Cục Viễn Thông thuộc bộ Thông tin truyền thông. Thời gian thực hiện khoảng từ 1 đến 2 ngày.
Địa chỉ nộp hồ sơ tại Cục viễn thông tại Tp.Hồ Chí Minh:
Cục Viễn Thông
60 Tân Canh, Phường 1, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 028 3991 9066
Hồ sơ nộp:
- Đơn đăng ký (3 bản)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Hợp đồng thương mại (contract)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O)
- Tài liệu kỹ thuật
- Các giấy tờ khác (nếu có: tờ khai, giấy chứng nhận ISO của nhà sản xuất, hình ảnh mô tả sản phẩm, phiếu đo kiểm các chỉ tiêu của các phòng lab)
Các mục hồ sơ còn thiếu có thể nộp bổ sung trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
Bước 2: Khai tờ khai hải quan
Doanh nghiệp khai tờ khai hải quan, nộp hồ sơ hải quan, tiến hành kiểm hóa (nếu có).
Khi hoàn tất các bước trên, doanh nghiệp tiến hành nộp thuế để thông quan hàng hóa, nhận hàng và vận chuyển về kho.
Bước 3: Lấy mẫu và tiến hành đo kiểm sản phẩm.
Doanh nghiệp đăng ký đo kiểm tại các phòng đo kiểm được chỉ định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Mỗi phòng đo kiểm sẽ được phép đo các chỉ tiêu đã đăng ký với Bộ Thông tin truyền thông, nên các doanh nghiệp cần liên hệ với các phòng đo kiểm để kiểm tra các chỉ tiêu cần đo trước khi đăng ký đo kiểm.
Dưới đây là một số phòng đo kiểm có thể tham khảo:
Cục Tần số vô tuyến điện – Trụ sở chính tại Hà Nội
Số 115, đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (84-24) 3556 4919. Fax: (84-24) 3556 4930.
Cục Tần số vô tuyến điện – Chi nhánh Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 45 Đường Trần Lựu, phường An Phú, Quận 2, Thành phố Thủ Đức
Điện thoại: 028.37404179 Fax: 028.37404966
Bước 4: Làm chứng nhận hợp quy
Sau khi có kết quả từ bước 3, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ làm chứng nhận hợp quy tại Cục Viễn Thông. Hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị chứng nhận hợp quy theo mẫu.
- Kết quả đo kiểm chuyên ngành (đã làm ở bước 3)
- Bản sao giấy phép Đăng ký kinh doanh
- Tài liệu kỹ thuật chi tiết của thiết bị
Sau khi nhận hồ sơ, Cục Viễn Thông sẽ thực hiện đánh giá và cung cấp kết quả trong vòng 10 ngày làm việc.
- Những lưu ý khi nhập khẩu máy tính xách tay
Nên nhập khẩu các thiết bị của các nhà cung cấp có đủ các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước và chứng nhận hợp quy: giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận ISO của đơn vị sản xuất sản phẩm, tài liệu kỹ thật. Tránh mua các thiết bị không có các tài liệu trên hoặc chất lượng sản phẩm không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến thời gian và chi phí để tiến hành các thủ tục trên.
Một lưu ý khác là nhãn hàng hóa của sản phẩm. Khi mua các sản phẩm, thiết bị công nghệ thông tin nói chung hay máy tính xác tay nói riêng, cần yêu cầu nhà cung cấp thể hiện nhãn mác đầy đủ trên sản phẩm. Các chính sách của nhà nước quản lý rất chặt về các quy định về nhãn mác, vì vậy nếu sai sót hoặc thiếu các thông tin cần thiết trên nhãn sản phẩm sẽ dẫn đến phát sinh các chi phí cũng như thời gian làm thủ tục nhập khẩu của hàng hóa.